Nhã nhạc Cung đình Huế – Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới
Nhã nhạc Cung đình Huế – Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới
Lịch sử hình thành và phát triển
Nhã nhạc Cung đình Huế có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, bắt đầu từ thời Lý – Trần, đạt đỉnh cao vào thời Nguyễn. Trong những năm tháng lập nghiệp ở phương Nam, vua Gia Long sử dụng nhã nhạc để di dưỡng tinh thần.
Loại âm nhạc này mang hơi hướng cao sang, tao nhã thể hiện rõ quyền uy của chế độ phong kiến. Đến thời nhà Lê, loại hình nghệ thuật này dần chặt chẽ, phức tạp hơn và chỉ dành cho giới quý tộc.
Sau khi có phần suy yếu vào cuối nhà Lê, nhã nhạc lại phát triển mạnh vào thời nhà Nguyễn và được tổ chức rất bài bản. Nhã nhạc lúc này được xây dựng mô phạm với hàng trăm nhạc chương.
Nhã nhạc Cung đình Huế có sự tham gia của rất nhiều vũ công, nhạc sĩ trong trang phục lộng lẫy. Dàn hợp xướng bao gồm trống dẫn cùng nhiều loại nhạc cụ, đàn dây và nhạc khí khác nhau. Mỗi nghệ sĩ đều phải duy trì sự tập trung cao độ để theo đúng nghi thức cung đình.
Theo quan niệm, Long, Lân, Quy, Phụng là bốn con vật linh thiêng (Tứ Linh). Ở miền Bắc từ xa xưa đã có điệu múa “Tứ linh”. Về sau, nhà Nguyễn đã cho dàn dựng thành điệu múa cung đình để phục vụ cho các dịp hỉ trong cung, đó là “Lân mẫu xuất lân nhi” ca ngợi hạnh phúc gia đình và sự trường tồn của nhân loại.
Nhã nhạc thường được biểu diễn trong các lễ khai trương và bế mạc, cùng với các lễ kỷ niệm, lễ nghi tôn giáo, lễ đăng quang, tang lễ và các nghi lễ đón tiếp. Múa cung đình từ đó được biểu diễn cùng với nhã nhạc trong các buổi lễ, đã thành lệ của triều đình, được xem như nét đặc trưng của hoàng gia.
Vai trò của nhã nhạc
Là biểu tượng cho sự trường tồn của triều đại, nhã nhạc trở thành một phần thiết yếu trong nhiều nghi lễ cung đình. Nhưng vai trò của nhã nhạc không chỉ giới hạn trong các lễ nghi mà còn được xem như phương thức giao tiếp và tỏ lòng tôn kính với các vị thần cũng như phản ánh những hiểu biết của con người về thiên nhiên và vũ trụ.
Khác với các thể loại khác, nhã nhạc Cung đình Huế là loại hình duy nhất mang tính quốc gia. Nhã nhạc đóng vai trò như thành tố không thể thiếu của một buổi lễ, gắn bó mật thiết với quy trình làm lễ.
Loại hình âm nhạc đặc sắc này còn mang giá trị lớn về nội dung nghệ thuật và cả lịch sử, thể hiện quan điểm, triết lý người xưa về vũ trụ và tâm linh.
Giá trị nghệ thuật của nhã nhạc Cung đình Huế
Hệ thống nhạc chương trong nhã nhạc được biên soạn bởi bộ Lễ. Nhà Nguyễn đã kế thừa cấu trúc và hình thức từ các triều đại trước rồi bổ sung thêm các thể loại khác, Huyền Nhạc, Ty Khánh, Ty Chung, Ty Cổ… Tùy theo từng buổi lễ mà sẽ có các nhạc chương khác nhau.
Thời nhà Nguyễn múa cung đình trở nên phong phú hơn bao giờ hết với các điệu múa quạt, múa đèn, múa tứ linh… Trong những buổi lễ, nhã nhạc kết hợp cùng múa cung đình tạo thành bộ hòa ca huyền diệu để nhà vua giao cảm với trời đất.
Hiện nay nhà hát Truyền thống Cung đình Huế đã lưu giữ rất nhiều bản nhạc quan trọng như Long đăng, Long ngâm, Tiêu khúc, 10 bài Ngự… và nhiều bài được phục hồi thành công.
Hiện nay du khách có thể thưởng thức nhã nhạc Cung đình Huế trên sông Hương, ở nhà hát Duyệt Thị Đường hoặc mới nhất ở phố đêm Hoàng thành Huế.