Lẩu kiến vàng – Đặc sản độc lạ của vùng đất An Giang
Thực chất lẩu kiến vàng có nguồn gốc từ Campuchia du nhập qua. Những người dân ở vùng biên giới khi đi làm ở đây, người ta học được công thức rồi mang về chế biến lại. Do đó, hương vị đặc trưng của các món ăn được chế biến từ kiến vàng vẫn còn giữ nguyên vẹn.
Những nguyên liệu để nấu lẩu kiến vàng đa phần đều rất dân dã. Một nồi lẩu đúng điệu sẽ gồm: kiến vàng (bao gồm cả kiến chúa, kiến thợ và trứng kiến), thịt gà (hay vịt, bò đều được), mắm bò hóc, lá mắc mật, lá giang,… Một số loại rau nhúng ăn kèm.
Khi đã chuẩn bị đầy đủ rồi, bước tiếp theo, người nấu sẽ sơ chế các nguyên liệu. Kiến sau khi đã nhặt hết các tạp chất sẽ rửa sạch, để ráo rồi rang sơ lên. Các loại rau thái vừa ăn rồi rửa sạch. Thịt gà (vịt, bò) cắt thành miếng nhỏ cho vừa ăn.
Điểm nhấn của món lẩu kiến vàng chính là 2 nguyên liệu kiến và mắm bò hóc. Lẩu được nêm nếm theo công thức riêng nên có hương vị đặc trưng. Món lẩu kiến vàng được nấu từ những thành phần tốt cho sức khẻ như kiến vàng, lá mắc mật, lá giang,… nên có tác dụng rất tốt trong sức khỏe người dùng. Để ăn cùng với món lẩu này có bún hoặc mì giúp bạn tăng thêm độ ngon cho món ăn đặc biệt của vùng Bảy Núi.
Khi ăn, kiến có vị béo béo, bùi bùi rất lạ miệng, đặc biệt là những con kiến chúa có màu xanh. Đầu kiến giòn nên ăn không bị ngán. Nước lẩu có mắm bò hóc, loại mắm đặc trưng ở vùng An Giang nên có vị lạ và ngon.
Ngoài lẩu kiến vàng, bạn cũng có thể trải nghiệm thêm một số món ăn đặc biệt khác như: kiến vang chiên trứng, kiến vàng cháy tỏi, kiến xào bò,… Mỗi món ăn mỗi vị nhưng đều mang đến những hương vị tuyệt vời dành cho thực khách khi đặt chân đến vùng đất Bảy Núi An Giang.